ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NĂM 2015 - 2017
1. Cơ sở xác định các định hướng ưu tiên nghiên cứu giai đoạn 2015 - 2017:
- Chiến lược Tài chính đến năm 2020, các chiến lược ngành, Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Tài chính 2020 và Kế hoạch hành động trung hạn ngành tài chính 2014-2016;
- Chương trình hành động của Ngành tài chính thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị 6, Khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016) của Bộ Tài chính: (i) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và (ii) Đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
- Các nhiệm vụ tài chính - ngân sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và yêu cầu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020;
- Phù hợp với Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội, Chính phủ và các ưu tiên chính sách của Bộ Tài chính
- Kế thừa định hướng nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã xác định ở giai đoạn 2014-2016;
2. Định hướng nghiên cứu khoa học giai đoạn 2015 - 2017:
Một là, đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược tài chính và các chiến lược ngành giai đoạn 2011-2015 (Chiến lược tài chính đến năm 2020; Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển Hải quan đến 2020; Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020; Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020; Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030); xác định các vấn đề, chính sách, giải pháp cần điều chỉnh, bổ sung phục vụ cho triển khai giai đoạn 2016-2020;
Hai là, đánh giá thực tiễn giai đoạn 2011-2015 tái cấu trúc (TCT) nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tác động của cơ chế, chính sách, giải pháp tài chính trong TCT nền kinh tế; Phát hiện những tồn tại, hạn chế và đề xuất các cơ chế, chính sách tài chính mới nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy TCT nền kinh tế, nhất là đối với 3 trọng tâm (tái cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc thị trường tài chính, tái cơ cấu DNNN...) trong giai đoạn tới.
- Chính sách, giải pháp TCT đầu tư công gắn với yêu cầu phân bổ lại nguồn lực phát triển quốc gia, đảm bảo vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đảm bảo an toàn, an ninh tài chính trong đó có vấn đề quản lý nợ công.
- TCT hệ thống tài chính gắn liền với yêu cầu lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại; phát triển đồng bộ, cân đối và bền vững hệ thống thị trường tài chính Việt Nam, ưu tiên phát triển thị trường vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và hiệu quả điều tiết, phân bổ nguồn lực phát triển.
- Chính sách, giải pháp tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa DNNN gắn liền với yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN trong giai đoạn tới.
- Vấn đề đảm bảo nguồn lực, cơ chế, chính sách tài chính nhằm gắn kết mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Ba là, cải cách tổng thể chính sách thu – chi ngân sách để cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tích cực; Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính để đảm bảo an toàn, an ninh tài chính, trong đó có vấn đề quản lý nợ công.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính nhằm góp phần cải thiện, nâng cấp môi trường kinh doanh, đáp ứng yêu cầu tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, đối tác TPP... đồng thời, đánh giá tác động kinh tế tài chính, dự báo các vấn đề tài chính phát sinh và ứng phó. (nghiên cứu, dự báo các vấn đề tài chính phát sinh, đánh giá tác động kinh tế tài chính; vấn đề ứng phó và nâng cao năng lực hội nhập của tài chính Việt Nam);
Năm là, đổi mới chính sách tài chính quốc gia (quan điểm, cơ chế, chính sách...); những vấn đề liên quan đến chính sách thuế, thị trường tài chính; khai thác tối đa nguồn lực, công nghệ và tạo động lực cho thời kỳ phát triển mới với tầm nhìn đến 2030.
Sáu là, nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính mới nhằm phát triển tiềm lực tài chính địa phương gắn với tiềm năng, lợi thế để chủ động phát triển và sử dụng nguồn lực phát triển nhanh kinh tế xã hội địa phương; Nghiên cứu cơ chế, chính sách tài chính phục vụ liên kết, hợp tác phát triển giữa các vùng kinh tế nhằm khai thác lợi thế so sánh cộng hưởng tiềm năng phát triển (Thế chế kinh tế - tài chính, vấn đề phân cấp tài chính...).
Bảy là, đánh giá hiện trạng hệ thống an sinh xã hội mà trọng tâm là bảo hiểm xã hội, các chính sách hướng tới xóa đói, giảm nghèo và giải pháp trong giai đoạn tới.
Tám là, nghiên cứu phương thức, cơ chế và chính sách mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực phát triển (Năng lực quản lý, kỹ năng lập dự án kinh doanh và vấn đề công khai hóa, minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp...);
Chín là, hoàn thiện, bổ sung cơ chế tài chính cho việc thực hiện giao nhiệm vụ đấu thầu, đặt hàng đối với các doanh nghiệp được đầu tư, thiết kế, thành lập, tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đẩy mạnh và mở rộng chế độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Tiêu chí lựa chọn Đề tài
- Đúng yêu cầu, định hướng
- Tính cấp thiết của Đề tài
- Có nguồn lực cán bộ, công tác viên để đảm bảo Đề tài hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng
- Không trùng lắp với các Đề tài đã nghiên cứu trong 3 năm trước 2011-2014
- Chủ nhiệm Đề tài/Đơn vị quản lý không có Đề tài tồn đọng, chưa thực hiện xong
- Chủ nhiệm Đề tài có tham gia tích cực trong các hoạt động khoa học của ngành, tham gia trình bày trong các Hội thảo, đăng báo
- Cân đối với nhu cầu thực hiện công trình khoa học cấp Bộ của các giảng viên, tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và giảng dạy của các Trường thuộc Bộ.
4. Thời gian thực hiện NCKH: thực hiện trong 12 tháng.
Thực hiện theo Thông tư 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, tại Chương 2, Điều 11 khoản 2 (g) quy định: Chi nghiên cứu Khoa học: Kinh phí thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải trên cơ sở quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền về danh mục…