Giới thiệu Mô hình kinh tế trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do

Giới thiệu Mô hình kinh tế trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do 17/07/2015 08:01:00 1214

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Giới thiệu Mô hình kinh tế trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do

17/07/2015 08:01:00

(NIF) - Ngày 15/7/2015, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CL&CSTC) phối hợp với Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức khóa tập huấn “Giới thiệu mô hình kinh tế (GTAP và CGE) trong phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do”.

Khóa tập huấn diễn ra trong 3 ngày từ 15 - 17/7/2015, với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia về mô hình kinh tế như: PGS.TS. Nguyễn Văn Chân - Giám đốc khoa học và giám đốc chương trình MBA, Trung tâm Pháp Việt, Đại học Kinh tế quốc dân, TS. Nguyễn Tiến Dũng - Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Quốc gia Hà Nội), các cán bộ, nghiên cứu viên Viện CL&CSTC, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Tin học và thống kê tài chính, Tổng cục Thuế, Học viện Tài chính. Đây cũng là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Tài chính và GIG về chủ đề Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thương mại tự do và tác động tiềm năng đến kinh tế Việt Nam.

image

TS. Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện CL&CSTC phát biểu khai mạc

Về nội dung, khóa tập huấn sẽ tập trung vào kỹ thuật sử dụng 2 mô hình Cân bằng tổng thể (CGE) và Phân tích thương mại toàn cầu (GTAP) để phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do.

Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, Viện trưởng Viện CL&CSTC Nguyễn Viết Lợi đã nhấn mạnh lợi ích, cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại cho nền kinh tế, tuy nhiên, cùng với đó, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng, mà cụ thể là các mô hình dự báo đóng vai trò rất quan trọng và là công cụ hữu hiệu giúp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu… trong việc mở rộng và nâng cao khả năng dự báo, nâng cao hiệu quả đánh giá tác động cho cán bộ các đơn vị trong Bộ nói chung và các nghiên cứu viên trong Viện CL&CSTC nói riêng, từ đó giúp Việt Nam sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong hội nhập. Do đó, đây sẽ là khóa tập huấn hữu ích và thiết thực đối với các học viên. Ông Nguyễn Viết Lợi cũng hy vọng, sau khóa tập huấn, các học viên có thể áp dụng kiến thức về các mô hình đã học vào thực tiễn nghiên cứu để đánh giá tác động các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán.

image

Toàn cảnh lớp tập huấn

Trên cơ sở ý kiến phát biểu khai mạc của Viện Trưởng Nguyễn Viết Lợi, thay mặt nhóm chuyên gia giảng dạy, PGS.TS. Nguyễn Văn Chân đã chia sẻ kinh nghiệm và gợi mở định hướng trong việc sử dụng mô hình để đánh giá tác động cho những học viên mới tiếp cận phương pháp này. Đồng thời, PGS.TS. Nguyễn Văn Chân cũng mong muốn khóa tập huấn sẽ là diễn đàn để các học viên và các chuyên gia chia sẻ, trao đổi để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả, trước hết là trong đánh giá tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam.

Trung tâm TT&DVTC

Các tin khác