Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam

Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam 15/11/2016 17:07:00 1117

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam

15/11/2016 17:07:00

Ngày 15/11 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tổ chức Hội thảo “Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Tham gia Hội thảo có các đại biểu từ Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Cục Quản lý công sản, Vụ Hợp tác quốc tế, một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính; đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và một số chuyên gia kinh tế của WB và SECO.

C:\Users\tokimhue\Desktop\To Kim Hue copy\To Kim Hue\Hoi thao\Hoi thao 15.11.16\Anh Hoi thao 15.11.16 (chon)\IMG_2894.JPG

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, với đặc điểm địa lý, địa chất và khí tượng riêng, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều hiểm họa thiên tai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như bão, lũ lụt, hạn hán, lốc, xoáy, sạt lở đất… Trong đó, bão và lũ lụt thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, tổn thất kinh tế trực tiếp bình quân hằng năm là 0,8% GDP.

Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng xây dựng, triển khai hệ thống các chiến lược, quy hoạch, chính sách và giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai như Luật Phòng, chống thiên tai (năm 2013), Chiến lược Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (năm 2007). Bên cạnh đó, hệ thống các giải pháp tài chính hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và chi khắc phục thiên tai, đảm bảo nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Theo ước tính của WB, trong vòng 50 năm tới, Việt Nam có thể phải chịu thiệt hại trên 141.200 tỷ đồng (6,7 tỷ USD) do lũ lụt, bão hoặc động đất. Trong trường hợp này, ngân sách nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai. Do đó, việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết, trong đó giải pháp về bảo hiểm là một công cụ hữu hiệu.

C:\Users\tokimhue\Desktop\To Kim Hue copy\To Kim Hue\Hoi thao\Hoi thao 15.11.16\Anh Hoi thao 15.11.16 (chon)\IMG_2955.JPG

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho biết, những ảnh hưởng tiêu cực từ thiên tai và biến đổi khí hậu dẫn tới tổn thất nghiêm trọng đối với kinh tế Việt Nam. Cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng đối phó trước những cú sốc về thiên tai sẽ giúp bảo đảm an toàn sinh kế của người dân và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế cũng như những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển của đất nước. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của WB trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam thời gian tới.

C:\Users\tokimhue\Desktop\To Kim Hue copy\To Kim Hue\Hoi thao\Hoi thao 15.11.16\Anh Hoi thao 15.11.16 (chon)\IMG_2994.JPG

Bà Lê Thị Thùy Vân, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính trình bày tham luận

Tại Hội thảo, bà Lê Thị Thùy Vân, Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính đã nêu rõ thực trạng các nguồn lực tài chính hỗ trợ xử lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, bao gồm các nguồn như ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước; quỹ phòng, chống thiên tai; các sáng kiến tài chính và bảo hiểm rủi ro và hỗ trợ quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, ngân sách mới chỉ đảm bảo được các chính sách cứu trợ khẩn cấp và khắc phục tương đối sau thiên tai, còn ngân sách dành cho đầu tư phát triển sau thiên tai vẫn rất hạn chế. Do đó, trong số các giải pháp tài chính giảm nhẹ tác động của thiên tai, bảo hiểm được coi là công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả, đồng thời góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

C:\Users\tokimhue\Desktop\To Kim Hue copy\To Kim Hue\Hoi thao\Hoi thao 15.11.16\Anh Hoi thao 15.11.16 (chon)\IMG_2971.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các ý kiến đã tập trung thảo luận về các công cụ tài chính xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai đang được áp dụng; đề xuất một số khuyến nghị như xây dựng chiến lược tài chính hiệu quả trong chương trình tổng thể quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu; rà soát các cơ chế, chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành quỹ phòng chống thiên tai và mở rộng đối tác về vốn, chuyên môn kỹ thuật, giải pháp tài chính sáng tạo đối với khu vực tư nhân.

Trung tâm TT&DVTC