Phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng

Phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng 29/10/2021 10:31:00 7973

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng

29/10/2021 10:31:00

(Mof.gov.vn) Sáng 27/10, tại Hà Nội, Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo quốc gia “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển kinh tế trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

M:\ht.jpg

NGND. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, NGND. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, sau hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ tụt hậu còn lớn... Nhận thức được điều đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định 3 đột phá chiến lược để phát triển đất nước gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Đồng thời Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra một số mục tiêu cụ thể đối với phát triển kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025, gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra cần có giải pháp căn cơ nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Vì vậy, Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề: “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về phát triển kinh tế trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025”. Hội thảo đã thu hút đựợc sự tham gia đông đảo của các nhà Khoa học của các trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu, các tổ chức, đơn vị ở trong và ngoài Học viện…. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được hơn 80 bài viết, của hơn 119 tác giả và lựa chọn được 77 bài viết để đăng kỷ yếu.

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 3 chủ đề chính gồm: Những quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (chủ đề 1); Giải pháp cơ bản phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (chủ đề 2); Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và sự vận dụng vào thực tiễn tại Học viện Tài chính (chủ đề 3).

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

p ý kiến đối với Chủ đề 1, PGS.TS. Vũ Thị Vinh, Trưởng khoa Lý luận Chính trị, Học viện Tài chính cho biết, tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam đến nay đã trải qua 35 năm (1986 - 2021). Trong quá trình đổi mới nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ngay từ đầu đã được đặt ra nghiên cứu thảo luận trong đó có vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua các nhiệm kì đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, quan điểm của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển và ngày càng hoàn thiện. Kế thừa những nội dung về hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đại hội XII, Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh cần phải tiếp tục thống nhất và nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời nêu rõ nội hàm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Minh Thụy, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Như vậy, đến năm 2025 thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của Việt Nam phải đạt mức thấp nhất là 4.046 USD. Điều này có nghĩa là với số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), GNI bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 là 2.660 USD thì trong giai đoạn 2021 - 2025, GNI bình quân đầu người của Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng bình quân thấp nhất là 8,75%/năm.

M:\1.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Tiếp theo Hội thảo, góp ý kiến đối với Chủ đề 2, PGS.TS. Nguyễn Lê Cường, Học viện Tài chính cho biết, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là một chủ trương quan trọng đã được xác định qua nhiều kỳ Đại hội Đảng, xuyên suốt qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Để xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, chúng ta cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và lâu dài. Thứ nhất, cần tăng cường khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế, tạo vị thế cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng. Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo độc lập, tự chủ về kinh tế trong tình hình mới.

Đưa ra khuyến nghị, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho biết, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn rất khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch phát triển của nhiều quốc gia. Trong các chính sách vĩ mô, chính sách tài khóa giữ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng về nhiều mặt đến phát triển kinh tế. Nguyên tắc chung trong cải cách chính sách tài khóa giai đoạn 2021 - 2025 phải là chủ động, linh hoạt, tiết kiệm; tăng cường kỷ luật trong lập dự toán và thực hiện dự toán chính xác góp phần đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chính sách thu và chi ngân sách nhà nước cần phải được xem xét với quan điểm thận trọng nhưng không quá cầu toàn.

Xây dựng Học viện Tài chính sớm thành trung tâm đào tạo tài chính, kế toán hàng đầu cả nước

Đối với Chủ đề 3: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và sự vận dụng vào thực tiễn tại Học viện Tài chính, trong tham luận tại Hội thảo, NGND. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện Tài chính cho biết, trong nhiệm 2020 - 2025, tình hình thế giới, trong nước nói chung và tình hình Học viện nói riêng có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phương hướng cơ bản phát triển Học viện trong giai đoạn mới tập trung vào một số nội dung.

Theo đó, trong nhiệm kỳ Đảng ủy Học viện sẽ tập trung chỉ đạo tổ chức, sắp xếp lại bộ máy và nhân sự Học viện, tạo ra bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp đó, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Luật giáo dục Đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ. Xác định quy mô đào tạo một cách hợp lý, tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới công tác tuyển sinh để hàng năm hoàn thành đúng kế hoạch tuyển sinh đối với các hệ đào tạo, nhất là hệ cử nhân chính quy tập trung. Mặt khác, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ, nghiên cứu, hoàn thành chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2021 - 2026 và tầm nhìn 2036, phù hợp với yêu cầu giai đoạn phát triển mới mới, đưa Học viện Tài chính sớm trở thành trung tâm đào tạo tài chính, kế toán, kinh tế, quản trị - kinh doanh …hàng đầu cả nước, có uy tín trong khu vực. Cuối cùng cần chủ động chuẩn bị các điều kiện để chuyển Học viện sang hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Thu Trang

 

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%