Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam

Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam 16/11/2021 17:39:00 853

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam

16/11/2021 17:39:00

Đó là chủ đề Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 16/11/2021 tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế hợp tác Đức (GIZ). Đây là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn về bối cảnh, triển vọng kinh tế tài chính trong nước và thế giới trong thời gian tới; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030; các giải pháp tài chính - ngân sách cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.

Tham dự Diễn đàn có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng (phiên sáng) và Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn (phiên chiều). Diễn đàn đón nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học với sự hiện diện của 100 đại biểu tập trung và hơn 200 đại biểu tham dự trực tuyến tại nhiều điểm cầu trong nước và nước ngoài, đặc biệt có sự tham gia của các học giả từ các tổ chức quốc tế, trường đại học như tại Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Đức… Ngoài ra còn có nhiều đại biểu thuộc các cơ quan bộ, ban, ngành Trung ương, các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan thông tấn báo chí...

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội trong bối cảnh thế giới và trong nước đang trải qua những đợt tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.

Sau 10 năm thực hiện, Chiến lược Tài chính đã đem lại nhiều kết quả khá toàn diện và tích cực, góp phần quan trọng vào việc củng cố các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, đồng thời việc huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính ngày càng hiệu quả, tăng cường tiềm lực tài chính nhà nước, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, giúp chủ động đưa ra các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) ứng phó có hiệu quả trước các biến động bất ngờ như thiên tai, đại dịch Covid-19 năm 2020...

C:\Users\nguyenmaianh1\Desktop\New folder\20211116095704_IMG_6808.JPG

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng phát biểu khai mạc Diễn đàn

Việt Nam cũng đã huy động tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu (32 - 34% GDP) và cao hơn giai đoạn 2011 - 2025 (31,7% GDP).

Chính sách thuế, phí đã được rà soát, hoàn thiện; cùng với việc đẩy mạnh và hiện đại hóa quản lý thu NSNN. Nhờ đó, quy mô thu ngày càng tăng, giai đoạn 2011 - 2020 cao gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 24,7% GDP.

Cơ cấu thu ngân sách bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Tỷ trọng thu nội địa tăng từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011 - 2015 lên 82% giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020 đạt 85,6%.

DSC00573

Ban Chủ trì phiên 1

Bên cạnh các kết quả tích cực, việc thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 cũng gặp những khó khăn, thách thức từ sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị thế giới, cũng như những yếu kém nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và gặp khó khăn như hiện nay, trước những sức ép lớn về y tế, kinh tế dẫn đến nhu cầu chi NSNN nói chung; chi NSNN cho y tế, an sinh xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh nói riêng, tăng cao; trong khi thu NSNN có xu hướng giảm. Do đó đòi hỏi Chính phủ phải có giải pháp tài chính tổng thể cùng với nguồn lực cụ thể nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

 

C:\Users\nguyenmaianh1\Desktop\New folder\DSC00681.JPG

Ban Chủ trì phiên 2

TS. Nguyễn Như Quỳnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước có những thay đổi sâu, rộng trên nhiều mặt, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn mà nền tài chính quốc gia phải đối mặt và giải quyết không ít khó khăn do các biến động bất lợi của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế (cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009; khủng hoảng nợ công, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đại dịch Covid-19). Là một nước có độ mở thương mại cao trong khi sức chống chịu của nền kinh tế còn thấp, các biến động từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế đã tác động đáng kể đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu Chiến lược Tài chính của Việt Nam.

C:\Users\nguyenmaianh1\Desktop\New folder\20211116102518_IMG_6858.JPG

TS. Nguyễn Như Quỳnh phát biểu tại Diễn đàn

Trên cơ sở đánh giá các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược Tài chính đến năm 2020, ngành Tài chính đã đạt được một số kết quả tích cực, như: thể chế tài chính - NSNN được đẩy mạnh hoàn thiện theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; tiềm lực tài chính quốc gia được tăng cường và củng cố; an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo; cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được đẩy mạnh... Tuy nhiên, hiệu quả, hiệu lực chi NSNN còn thấp; cơ cấu đầu tư công bất cập, phân bổ vốn còn dàn trải, giải ngân chậm, chuyển nguồn còn lớn; hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn cồng kềnh, manh mún, phân tán, chồng chéo ở một số lĩnh vực, địa bàn; thị trường tài chính chưa thực sự được cân đối…

Trong giai đoạn 2021 - 2030, đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, khả năng kéo dài nhiều năm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cấu trúc, trật tự kinh tế và tổ chức xã hội của nhiều quốc gia; sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn… Do đó, quan điểm của Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 là chính sách tài chính quốc gia phải đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số góp phần định hướng, dẫn dắt các nguồn lực xã hội vào các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính, cũng cho biết, áp lực thu chi do đại dịch Covid-19 đang gây áp lực lên NSNN, đồng thời vấn đề biến đổi khí hậu cũng cần được cân nhắc trong các chính sách tài chính.

Về sự cần thiết của chính xanh tài khóa (CSTK) xanh, ông Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, vai trò CSTK xanh là rất quan trọng. Trong thời gian qua, Việt Nam đã điều chỉnh CSTK theo hướng xanh hóa thông qua các chính sách thuế hỗ trợ giảm phát thải CO2 như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện CSTK xanh tại Việt Nam còn chậm và chưa đầy đủ. Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm của một số nước Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ về việc ban hành các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu (bà Jacqueline Cottrel, chuyên gia CSTK môi trường, GIZ). Đồng tình quan điểm này, PGS.TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến nghị các vần đề về đổi mới cơ chế tài chính, kinh tế xanh cũng cần được cân nhắc trong Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030

Trao đổi tại Diễn đàn, GS.TS. Trần Ngọc Anh (Trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ) nhấn mạnh, lĩnh vực tài chính rất quan trong cho việc phục hồi sau đai dịch Covid-19. Dịch bệnh đã làm đứt gãy chuối cung ứng, ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, Chiến lược Tài chính cần bám sát cuộc khủng hoảng Covid-19, đặc biệt chú trọng đến các gói hỗ trợ y tế, doanh nghiệp, an sinh xã hội và các gói hỗ trợ trong trung hạn.

Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới) cho biết, các CSTK cần tính đến một số vấn đề về kinh tế thế giới trong 10 năm tới (chính sách của các nước, xung đột thương mại, địa chính trị, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng…) để có những thay đổi phù hợp giúp Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác, đồng thời có thêm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thu hút thêm nguồn vốn FDI, nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

TS. Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng, Vụ NSNN (Bộ Tài chính) cho biết, để ứng phó với những tác động của đại dịch Covid-19, trong năm 2020, Bộ Tài chính điều chỉnh chính sách tài khóa linh hoạt, kịp thời, đồng bộ với các chính sách tiền tệ và vĩ mô khác, theo hướng tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ giảm chi phí cho các chủ thể kinh tế, hỗ trợ người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, các đối tượng yếu thế; hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế trên cơ sở vẫn đảm bảo kiểm soát tốt cân đối NSNN, an ninh nền tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhấn mạnh, CSTK Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn tài chính - ngân sách quốc gia, vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế. Nhằm tăng cường hiệu quả của các CSTK và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của quốc tế trong việc thiết kế và triển khai chính sách, gói hỗ trợ tài khóa; xác định rõ mục tiêu và tăng cường hiệu quả phối hợp CSTK với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; nghiên cứu triển khai hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ khác như là một cấu phần quan trọng trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn đánh giá cao và trân trọng các ý kiến của các đại biểu đưa ra tại Diễn đàn, nhiều đề xuất giải pháp của các đại biểu tham dự có tính khả thi, có giá trị thực tiễn cao. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu kỹ những ý kiến, đề xuất của quý vị đại biểu hôm nay tại Diễn đàn để có những đề xuất, tham mưu chính sách và điều hành trong thời gian tới với Chính phủ kịp thời, hiệu quả.

C:\Users\nguyenmaianh1\Desktop\New folder\IMG_7155.JPG

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn phát biểu bế mạc Diễn đàn

Sau một ngày với nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận cả trực tiếp tại Diễn đàn và trực tuyến tại các điểm cầu, Diễn đàn nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận tích cực. Diễn đàn đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được của nền tài chính Việt Nam sau 10 năm thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, những thách thức đặt ra làm cơ sở cho việc định hướng giải pháp triển khai Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030.

C:\Users\nguyenmaianh1\Desktop\New folder\20211116095216_IMG_6798.JPG

Toàn cảnh Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021

Ngoài ra, Diễn đàn cũng đưa ra được nhiều giải pháp tài chính - NSNN hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thời gian qua, đồng thời trao đổi kinh nghiệm về chính sách tài chính đối với các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế ở các nước; dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước thời gian tới và đề xuất các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế.

Trung tâm TT&DVTC

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 1 lượt bình chọn
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%