Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ thiết kế lại để việc thanh toán nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông thoáng hơn

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ thiết kế lại để việc thanh toán nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông thoáng hơn 07/06/2023 16:33:00 400

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sẽ thiết kế lại để việc thanh toán nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thông thoáng hơn

07/06/2023 16:33:00

(Thoibaotaichinhvietnam.vn) Chiều ngày 7/6, tại Quốc hội, phát biểu làm rõ thêm về chi ngân sách cho hoạt động khoa học công nghệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, do còn một số quy định chưa phù hợp, nên các nhà khoa học khi thanh toán cảm thấy phiền phức, do đó, thời gian tới sẽ sửa đổi quy định, đảm bảo thông thoáng, chủ động và căn cứ vào kết quả sản phẩm đầu ra, hiệu quả công việc để thực hiện.

Đã rất mở trong thực hiện khoán chi đối với nghiên cứu khoa học

Đã rất mở trong thực hiện khoán chi đối với nghiên cứu khoa học

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, năm 2017, ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho khoa học công nghệ (KHCN) là 1.390 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ chi ngân sách trung ương (NSTW) là 8.731 và ngân sách địa phương (NSĐP) là 2.512 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,18% tổng chi NSNN.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, năm 2017, ngân sách nhà nước (NSNN) chi cho khoa học công nghệ (KHCN) là 1.390 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ chi ngân sách trung ương (NSTW) là 8.731 và ngân sách địa phương (NSĐP) là 2.512 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,18% tổng chi NSNN.

Năm 2022, tỷ lệ chi NSNN là 1,01% trên tổng chi NSNN.

Năm 2023 chi NSNN: 2.076 tỷ đồng, chiếm 0,82%, trong đó chi đầu tư là 0,23% và chi thường xuyên là 0,28%.

Về quyết toán chi NSNN, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2014/NĐ-CP và Bộ Tài chính và Bộ KHCN đã ban hành Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC.

Về cơ chế khoán nhiệm vụ chi KHCN có sử dụng ngân sách, theo hướng thiết kế, căn cứ vào hiệu quả và kết quả đầu ra để chi ngân sách. Thông tư số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC quy định giao quyền chủ động cho đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài được điều chỉnh các mục chi, nội dung chi, định mức và kinh phí được giao khoán.

Bộ trưởng cho biết: Đối với không giao khoán thực hiện theo đề xuất của tổ chức chủ trì và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm soát chi, chuyển từ kiểm soát chi theo chứng từ hồ sơ sang chi theo bản kê công việc.

“Chúng ta đã rất mở trong thực hiện khoán chi trong KHCN. Tuy nhiên, hiện nay, còn một số tồn tại như quy trình tuyển chọn và giao đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu phức tạp, kéo dài. Thực hiện giao không theo hướng giao khoán mà thực hiện theo chứng từ và thực chi, điều này sẽ gây khó khăn trong thực hiện nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học khi thanh toán cảm thấy rất phiền phức” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thẳng thắn nói.

Thanh toán theo đơn đặt hàng

Về những giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sắp tới, Bộ KHCN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác để sửa Nghị định số 95/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC, trên cơ sở lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân, sẽ sửa đổi quy định của pháp luật, đảm bảo thông thoáng, chủ động, căn cứ vào kết quả sản phẩm đầu ra và hiệu quả công việc để thực hiện.

Theo Bộ trưởng, về cơ chế quản lý KHCN, chúng ta cần thiết kế hoàn thiện lại phù hợp hơn theo hướng căn cứ vào sản phẩm đầu ra và hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Đối với Nhà nước, nên đặt hàng và thanh toán theo đặt hàng. Trong đó có thể đấu thầu hoặc chỉ định thầu, lập dự toán, căn cứ dự toán để đưa ra đấu thầu, chọn các tổ chức nghiên cứu, đảm bảo sản phẩm đầu ra và khi thanh toán thuận lợi hơn, tránh vấn đề như chấm công, chi phí vật tư, chi phí hội nghị công tác…, giao cho chủ nhiệm đề tài chủ động thì phù hợp hơn.

Ngoài ra, phải quy định chuyển giao, ứng dụng đề tài được nghiên cứu trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Người đứng đầu ngành Tài chính cũng kiến nghị: Đối với các đơn vị nghiên cứu khoa học ngoài nhà nước, cần phát huy tính sáng tạo và sáng kiến, phát minh, có cơ chế thưởng, hỗ trợ, mua lại các phát minh và sáng kiến, cũng như có cơ chế về chuyển giao, ứng dụng đề tài khoa học.

Bộ trưởng ví dụ, như cơ chế hỗ trợ khi có rủi ro, thì thu hồi các máy móc thiết bị đã mua sắm, còn các chi phí đã tiêu hao trong quá trình nghiên cứu thì được thực hiện theo quy định.

Nêu ý kiến trước Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến nghiên cứu khoa học, bởi vì có nghiên cứu khoa học và ứng dụng KHCN mới phát triển được sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh. Đây là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến một số quy định bất cập hiện nay, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, một số quy định nên bỏ, ví dụ điều kiện quy định, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, phải có đề tài khoa học thì nên bỏ quy định này. Bởi vì, như vậy làm cho cán bộ công chức đăng ký đề tài, có thể sao chép để cho đề tài được nghiệm thu chứ không có ứng dụng trong thực tiễn, không đảm bảo hiệu quả trong quá trình nghiên cứu đề tài”.

Minh Anh

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%