Đại biểu Quốc hội: Cải cách mạnh mẽ về thể chế, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Đại biểu Quốc hội: Cải cách mạnh mẽ về thể chế, tạo động lực tăng trưởng kinh tế 04/11/2024 16:28:00 235

Cỡ chữ:A- A+
Tương phản:Giảm Tăng

Đại biểu Quốc hội: Cải cách mạnh mẽ về thể chế, tạo động lực tăng trưởng kinh tế

04/11/2024 16:28:00

(TBTCO) - Ngày 4/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về báo cáo đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong phiên họp sáng, nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, tháo gỡ "điểm nghẽn" về thể chế là hết sức quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội.

Tập trung vào các động lực tăng trưởng

Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 3 sôi động với phiên đầu tuần, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội năm 2024, dự kiến năm 2025. Hầu hết các đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến đều đánh giá cao sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, sự điều hành năng động, sáng tạo, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời nhận định rằng, điều đó đã góp phần giúp kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2024 thu được những kết quả tích cực. Dự kiến cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8 - 7%, thu ngân sách nhà nước ước tăng trên 10%.

Mục tiêu phấn đấu cả năm 2024 của Chính phủ. Đồ họa: Phương Anh.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao nhờ sự phát triển bền vững và năng lực điều hành linh hoạt của Chính phủ, dự báo Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 10 nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu thế giới, khẳng định vai trò nổi bật của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế.

Thời gian qua, Chính phủ không chỉ ban hành và chỉ đạo khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, chuẩn bị nhiều dự thảo luật trình Quốc hội, trong đó có một số luật thông qua theo trình tự rút gọn, tại một kỳ họp, nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo khung pháp lý vững chắc để điều hành, quản lý kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Để đảm bảo thực thi hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị sớm ban hành các văn bản còn nợ đọng và kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để thực hiện đồng bộ khi Luật có hiệu lực; tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

Toàn cảnh phiên họp.

Cũng đánh giá cao công tác điều hành rất chủ động và quyết liệt của Chính phủ, đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) kiến nghị, để đạt được mục tiêu đề ra trong những tháng còn lại của năm 2024, Chính phủ cần tiếp tục triển khai thực hiện các kịch bản nhằm chủ động và kịp thời phản ứng với các mức độ tăng trưởng của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả các giải pháp tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống, nhất là xuất khẩu; đồng thời đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.

Đại biểu Trình Lam Sinh cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ở mức kỷ lục, điều này cho thấy sự phục hồi sản xuất trong nước và cầu tiêu dùng của các thị trường.

Trong đó, xuất khẩu khu vực FDI đạt tỷ trọng cao cho thấy các doanh nghiệp của khu vực này đang làm ăn rất tốt, trên cơ sở các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước; thể hiện qua việc nhiều tập đoàn lớn đến nghiên cứu và cam kết đầu tư trong các lĩnh vực điện tử, chip bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Hồng Vân

 

 

Bình chọn

Điểm bình chọn
0 / 5
Tổng 0 lượt bình chọn
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%